HS Code là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết HS Code là gì cũng như vai trò của HS Code trong hoạt động ngoại thương. Hãy cùng Alpha Express tìm hiểu các thông tin về HS Code trong bài viết sau đây.

HS Code là gì?

HS Code là gì? HS Code hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Việt là Mã HS. Đây là một hệ thống mã số dùng để phân loại hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu. Hệ thống này còn được gọi là hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, được tiêu chuẩn hóa quốc tế bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) để đồng nhất việc đặt tên và mã số phân loại cho hơn 98% các loại hàng hóa trên toàn thế giới.

Hiểu một cách đơn giản, HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System) là một loại mã dùng để phân loại hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cơ quan hải quan sử dụng mã HS Code để xác định và áp dụng thuế xuất nhập khẩu phù hợp với từng mặt hàng.

Ngoài ra, chính phủ cũng sử dụng HS Code để thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập khẩu theo từng nhóm hàng, loại hàng chi tiết. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mã HS Code để xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu cũng như các chính sách liên quan đến hàng hóa như chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro. Bằng cách tra mã HS Code, doanh nghiệp sẽ có thể tính toán chính xác mức thuế phải nộp cho lô hàng của mình và thực hiện các thủ tục liên quan một cách hiệu quả.

Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Úc Giá Rẻ – Uy Tín, Nhanh Chóng (5-7 Ngày)

HS Code là gì?
HS Code là gì?

Cấu trúc của HS Code

Hệ thống HS Code được cấu thành từ 3 phần chính:

  • Các quy tắc tổng quát: Giải thích cách phân loại hàng hóa theo HS Code.
  • Chú giải phần, chương, phân nhóm: Cung cấp thông tin bổ sung về từng phần, chương, nhóm và phân nhóm.
  • Danh sách Nhóm hàng (mã 4 chữ số) và Phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) được đặt ngay sau chú giải mỗi phần, chương, nhóm và phân nhóm tương ứng.

Cụ thể như sau:

Phần: Hệ thống HS Code chia thành 22 phần, mỗi phần đi kèm với một chú giải riêng.

  • Chương: Được thể hiện bằng 2 số đầu tiên trong mã HS Code, mô tả tổng quát về loại hàng hóa. Có tổng cộng 97 chương quốc tế với chương 98 và 99 dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ đi kèm với chú giải chi tiết.
  • Nhóm: Gồm 2 ký tự sau chương và thể hiện phân loại nhóm sản phẩm.
  • Phân nhóm: Gồm 2 ký tự sau nhóm và thể hiện phân nhóm chi tiết trong nhóm.
  • Phân nhóm phụ: Gồm các ký tự còn lại và được quy định bởi mỗi quốc gia.
hs code là gì
Cấu trúc của HS Code

Các quy tắc cần lưu ý khi tra cứu mã HS Code

Dưới đây là 6 quy tắc mà bạn cần lưu ý khi tra mã HS Code hàng hóa:

Quy tắc 1: Chú giải chương và Tên định danh

Tên các phần, chương và phân chương trong HS Code không có giá trị pháp lý khi phân loại hàng hóa. Chúng đơn thuần chỉ đóng vai trò trong việc chỉ định vị trí của loại hàng hóa trong hệ thống và không thể bao quát đầy đủ các sản phẩm thuộc có trong đó. Vì vậy, để đảm bảo sự chính xác trong quá trình phân loại, chúng ta cần dựa vào thông tin chi tiết từ chú giải và phân nhóm.

Chú giải của từng chương là yếu tố quyết định lớn nhất đối với quá trình phân loại hàng trong chương đó và giữ giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc khác. Do đó, khi tra cứu HS Code, việc kiểm tra chú giải của phần và chương sẽ giúp định rõ vị trí cụ thể cũng như xác định một cách chính xác mã sản phẩm áp dụng.

Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Giá Rẻ, Uy Tín – Giá Sốc Đến Giảm 70%

hs code là gì
Các quy tắc cần lưu ý khi tra cứu mã HS Code

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm

  • Quy tắc 2a xác định rằng một sản phẩm chưa hoàn thiện, không đầy đủ bộ phận, nhưng vẫn giữ nguyên tính chất và chức năng của sản phẩm đã hoàn thiện thì sẽ được phân loại bằng mã của sản phẩm đã hoàn thiện tương ứng.
  • Quy tắc 2b tập trung vào hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc chất liệu. Nếu sản phẩm là một hỗn hợp của các nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng một nhóm thì nó sẽ được phân loại trong nhóm đó. Trong trường hợp hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm khác nhau, quy tắc này yêu cầu áp dụng mã của chất cơ bản nhất trong hỗn hợp đó.

Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

  • Quy tắc 3a xác định rằng khi một hàng hóa được mô tả tại nhiều nhóm thì sẽ được ưu tiên ở nhóm có mô tả cụ thể nhất.
  • Quy tắc 3b đề cập đến trường hợp khi một hàng hóa được tạo thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm và chương khác nhau thì việc phân loại hàng hóa sẽ dựa vào tính chất nổi bật nhất của bộ sản phẩm đó.
  • Quy tắc 3c được áp dụng khi hàng hóa không thể phân loại theo quy tắc 3a hoặc 3b. Theo quy tắc này, hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong tất cả các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

Quy tắc này sẽ thực hiện việc so sánh giữa hàng hóa cần phân loại với những hàng hóa đã được phân loại trước đó. Việc xác định sự tương đồng giữa các sản phẩm có thể dựa trên nhiều yếu tố như mô tả, tính chất, đặc điểm và mục đích sử dụng của hàng hóa. Sau quá trình so sánh, hàng hóa sẽ được xếp vào nhóm của những sản phẩm mà nó giống nhất.

hs code là gì
Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

  • Quy tắc 5a đề cập đến hộp, túi, bao và các loại bao bì tương tự, được thiết kế đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định. Những loại bao bì này có thể sử dụng trong thời gian dài, thường đi kèm với sản phẩm khi bán và sẽ được phân loại cùng với hàng hóa mà chúng chứa. Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng đối với bao bì có tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó đựng.
  • Quy tắc 5b xác định cách phân loại bao bì thường được sử dụng để đóng gói và chứa đựng hàng hóa, khi chúng được nhập cùng với hàng hóa (như túi nilon, hộp carton,…). Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng cho bao bì làm từ kim loại có khả năng sử dụng lại.

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng

Quá trình phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm cần phải có sự phù hợp với nội dung cụ thể của từng phân nhóm, tuân thủ các chú giải phân nhóm và tương ứng với chú giải của chương có liên quan. Khi thực hiện so sánh giữa các sản phẩm thuộc các nhóm hoặc phân nhóm khác nhau, quá trình này cần tiếp cận từ cùng một cấp độ để đảm bảo tính đồng đều.

Các cách tra cứu mã HS Code

Dưới đây là 2 cách tra cứu mã HS Code 2023 mà bạn có thể tham khảo:

Tra cứu trên website

  • Sử dụng trang web chính thức của Hải quan Việt Nam: http://customs.gov.vn/sitepages/Tariff.aspx
  • Sử dụng trang web quốc tế tra cứu HS Code: https://www.exportgenius.in/hs-code

Đây là phương pháp chính thống và đảm bảo độ chính xác 100%. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp cho những người đã có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về các thông tin liên quan.

Bài viết liên quan: Hun Trùng Là Gì? Vì Sao Cần Phải Hun Trùng Hàng Hóa Khi Xuất Khẩu?

hs code là gì
Các cách tra cứu mã HS Code

Tra cứu qua biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa

Thông qua việc sử dụng file biểu mẫu thuế, bạn có thể nhập các từ khóa liên quan đến hàng hóa để tìm kiếm và tra cứu các mã HS Code phù hợp theo mô tả và loại hàng.

Như vậy, thắc mắc HS Code là gì đã được Alpha Express giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tra mã hàng hóa cho sản phẩm của mình.

Đánh giá dịch vụ post
0988224806
LIÊN HỆ