Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì thời gian là yếu tố hết sức quan trọng bởi vì nó quyết định hàng hóa có đến đúng hẹn hay không. Và một thuật ngữ được nhiều người nhắc đến đó là closing time. Vậy, closing time là gì? cần lưu ý những gì để không bị trễ. Hãy cùng Alpha Express tìm hiểu rõ hơn nhé!

Closing time là gì?

Closing time là gì? Trong xuất nhập khẩu closing time hay còn gọi là thời gian cắt móng. Đây chính là thời điểm cuối cùng mà người xuất khẩu cần phải hoàn thành xong việc thông quan hàng hóa, thanh lý container để bốc xếp hàng hóa lên tàu. Nếu quá thời hạn closing time thì các hàng tàu sẽ không nhận hàng hóa và coi như là bị rớt tàu.

Closing time là gì?
Closing time là gì?

Đối với những loại hàng hóa nguyên container thì các tuyến trong khu vực châu Á thời gian cắt máng có thể từ 1 – 2 ngày trước khi tàu chạy. Tuy nhiên, với các chuyến tàu xa hơn thì thời gian cắt móng có thể lâu hơn tùy theo quy định của từng hãng tàu.

Còn đối với hàng lẻ thường thời gian cắt máng sẽ lâu hơn trước ngày tàu chạy. Bởi vì hàng lẻ thường mất nhiều thời gian gom hàng của các công ty vào cùng 1 container và sau đó làm các thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa này.

Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ của bạn với các hãng tàu như thế nào thì thời gian cắt máng cũng có thể xin thêm một thời gian nếu gặp phải sự cố không kịp đưa hàng thanh lý thì có thể xin thêm vài tiếng đồng hồ để hỗ trợ khi cần thiết nhất.

Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Úc Giá Rẻ – Uy Tín, Nhanh Chóng (5-7 Ngày)

Các đối tượng liên quan đến closing time

Vận chuyển là một phần không thể thiếu trong thương mại quốc tế. Và thành công của một giao dịch không phụ thuộc vào cách người quản lý quá trình vận chuyển. Sau đây là một số đối tượng liên quan đến closing time để hàng hóa được vận chuyển thuận lợi hơn.

Closing time là gì?
Các đối tượng liên quan đến closing time
  • Người nhập khẩu: Đây là người mua, họ xác định nhu cầu tại một địa điểm, tìm kiếm nhà cung cấp trên toàn cầu và đặt hàng
  • Nhà xuất khẩu:  Là người bán, là người sản xuất hoặc mua sản phẩm dựa theo nhu cầu của người mua
  • Ngân hàng: Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Họ là nhà tài chính, người đàm phán hợp đồng thương mại và giám sát hàng hóa
  • Công ty bảo hiểm: Là một phần trong quá trình vận chuyển, họ giúp doanh nghiệp trang trải rủi ro liên quan đến vận tải.
  • Giao nhận: Là đại lý phối hợp với những người tham gia để thực hiện quá trình vận chuyển thay cho người mua và người bán
  • CHA: Đại lý của cơ quan hải quan hỗ trợ nhà xuất khẩu, nhập khẩu trong việc nhận thông quan từ các cơ quan
  • Công ty vận chuyển: Là công ty sở hữu hàng tàu chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc đến cảng đích
  • Hải quan: Là cơ quan tùy chính của ít nhất hai quốc gia nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Cơ quan hải quan cung cấp thông quan hàng hóa rời khỏi nước xuất khẩu và nhập cảnh vào nước nhập khẩu,…

Bài viết liên quan: Nhượng Quyền Bưu Cục Là Gì? Vì Sao Đây Là Ngành Kinh Doanh Đang “Hot” Hiện Nay

Một số lưu ý khi bị trễ closing time

Closing time là gì?

Đầu tiên, phải nhấn mạnh rằng vai trò của bên Forwarder (cá nhân/doanh nghiệp) là đặc biệt quan trọng bởi vì họ có tiếng nói tốt hơn với các hãng tàu.

  • Lúc này Forwarder cần liên hệ đến bộ phận sales của hãng tàu. Họ sẽ là người có thể giúp đỡ bạn hết sức bằng cách họ sẽ lưu ý với bộ phận OPS làm hàng ở cảng và tàu để giúp bạn. Trong trường hợp gấp thì bạn cần xin số điện thoại của bộ phận OPS để liên hệ trực tiếp với bên làm hàng ở cảng để nhờ giúp đỡ.
  • Các thủ tục cần thiết bạn cần làm là xin mẫu đơn từ hãng tàu (có chữ ký, con dấu của hãng tàu) và đưa xuống khu vực terminal của cảng để xin xác nhận và vào sổ tàu.
  • Còn nếu không kịp thời gian thì bạn cần phải báo với hãng tàu để họ lùi hàng của bạn qua chuyến khác. Tránh tình trạng hàng đã book lên tàu rồi mà hủy sẽ gây ảnh hưởng đến cả hai bên.

Một số quy định về giờ closing time

Thông thường ở các hãng tàu sẽ có quy định về thời gian cắt máng cụ thể gồm:

  • S/I Cut Off Time: đây là thời hạn cuối cùng phải nộp các thông tin chi tiết về hàng hóa để tàu làm mã vận đơn. Thông thường những thông tin này cần phải làm trước 2 – 3 ngày trước khi tàu rời bến
  • VGM/CY (PORT) Cut Off Time: thời hạn cuối cùng chủ hàng xuất khẩu phải cung cấp phiếu xác nhận tải trọng của container đóng hàng là bao nhiêu và đưa hàng đến bãi cảng để xếp lên tàu. Thông thường điều này phải thực hiện trước 1 ngày khi tàu rời bến.
  • Đôi khi có một số hãng tàu còn quy định thêm về giờ cắt máng cho việc xác nhận nội dung vận đơn B/L Cut Off Time hoặc thời gian cuối cùng cho việc khai báo hàng nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Giá Rẻ, Uy Tín – Giá Sốc Đến Giảm 70%

Căn cứ vào thời gian cắt máng mà chủ hàng sẽ tính toán thời gian đưa container đến cảng cho phù hợp nhất. Tránh những tình trạng đưa hàng đến quá sớm hoặc đưa hàng sát giờ cắt máng để  tránh phát sinh thêm chi phí lưu bãi hoặc hàng không lên tàu kịp phải đợi chuyến sau và làm lỡ hẹn với khách hàng.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về closing time là gì cũng như nhưng lưu ý liên quan đến closing time. Đây là những kiến thức mà bất cứ ai tham gia vào logistic cũng cần phải biết, nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ đến Alpha Express nhé!

Đánh giá dịch vụ post
0988224806
LIÊN HỆ