TTR là một trong những hình thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay mà bất cứ ai tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đều phải biết. Vậy TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR ra sao? Hãy cùng Alpha Express tìm hiểu về hình thức thanh toán TTR trong bài viết sau đây.

TTR là gì?

TTR là gì? TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) là một hình thức thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển tiền bằng điện có bổi hoàn, thường áp dụng trong giao dịch thanh toán bằng L/C.

Phương thức thanh toán TTR và chấp nhận thanh toán TTR trong L/C được sử dụng khi doanh nghiệp thực hiện thanh toán. Để thực hiện TTR, doanh nghiệp phải gửi các tài liệu, giấy tờ giao dịch liên quan đến ngân hàng và đảm bảo rằng chúng tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.

Sau khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu gửi thành công tất cả giấy tờ cần thiết, ngân hàng sẽ phát hành công văn. Một số ngân hàng có thể liên lạc trực tiếp để xác nhận thông tin, sau đó chuyển tiền cho người bán trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm xác nhận thông tin.

Trong trường hợp L/C không cho phép thực hiện thanh toán TTR, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải đợi cho đến đến khi có đủ bộ chứng từ thanh toán quốc tế và nộp cho ngân hàng để tiến hành xét duyệt. Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải đợi thêm khoảng 7 ngày làm việc để xác định thanh toán đã được xác nhận hay chưa.

Bài viết liên quan: Bảo Hiểm Vận Chuyển Hàng Không Là Gì? Gồm Những Loại Nào?

TTR là gì?
TTR là gì?

Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán TTR

Dưới đây là thông tin về ưu nhược điểm của phương thức thanh toán TTR mà bạn có thể tham khảo.

Ưu điểm:

  • Thanh toán nhanh chóng: Quy trình thanh toán TTR diễn ra tương đối nhanh gọn. Chỉ cần bên nhập khẩu gửi lệnh thanh toán, tiền có thể được đi chuyển trong vòng 1 ngày làm việc.
  • Chi phí thấp: Thanh toán TTR thực hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử, giúp tiết kiệm chi phí so với phương thức truyền thống.
Ưu điểm của phương thức thanh toán TTR
Ưu điểm của phương thức thanh toán TTR

Nhược điểm:

  • Khó chỉnh sửa: Quá trình thanh toán TTR thường diễn ra trong thời gian ngắn, do đó, nếu có sai sót xảy ra thì việc chỉnh sửa có thể gặp khó khăn. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro và các vấn đề liên quan đến tính chính xác, độ bảo mật của giao dịch thanh toán.

Các thành phần tham gia thanh toán TTR

Thông thường, sẽ có 4 bên tham gia quá trình thanh toán TTR, bao gồm:

  • Người chuyển tiền (Remitter): Đây là người hoặc doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, đảm nhận vai trò chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng.
  • Người thụ hưởng (Beneficiary): Đây là người xuất khẩu hàng hóa, nhận tiền thanh toán từ người chuyển tiền.
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là đại diện của người chuyển tiền, ngân hàng này sẽ thực hiện chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng dựa trên yêu cầu của người chuyển tiền.
  • Ngân hàng đại lý (Agent Bank): Ngân hàng này có liên kết với ngân hàng chuyển tiền và thường phục vụ cho người thụ hưởng (người xuất khẩu).
Các thành phần tham gia thanh toán TTR
Các thành phần tham gia thanh toán TTR

Quy trình thanh toán TTR

Quy trình thanh toán TTR giúp đảm bảo hiệu quả và tốc độ trong việc thanh toán. Dưới đây là các bước chi tiết:

  • Bước 1: Người bán chuẩn bị tài liệu liên quan đến hàng hóa và chuyển chúng cho người mua.
  • Bước 2: Người mua nhận giấy tờ, chứng từ và kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp với quy định. Nếu tất cả thông tin đều chính xác, người bán sẽ thực hiện quá trình sắp xếp và chuyển hàng.
  • Bước 3: Người mua thực hiện thủ tục thanh toán TTR tại ngân hàng sau khi đã nhận được hàng đầy đủ theo kế hoạch.
  • Bước 4: Ngân hàng nhận yêu cầu từ khách hàng và tiến hành đặt lệnh chuyển tiền sang ngân hàng nước ngoài để có thể thanh toán cho người bán.
  • Bước 5: Ngân hàng nước ngoài xác nhận và tiến hành thanh toán cho người bán.
Quy trình thanh toán TTR
Quy trình thanh toán TTR

Quy trình thanh toán TTR cũng có thể thay đổi tùy theo điều khoản trả trước hoặc trả sau. Dưới đây là quy trình cho từng trường hợp cụ thể:

Quy trình thanh toán TTR trả trước

Đối với hình thức thanh toán TTR trả trước, quy trình gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Người mua đến ngân hàng của mình và đặt lệnh chuyển tiền để thanh toán cho người bán.
  • Bước 2: Ngân hàng người mua sẽ gửi thông báo nợ đến người mua.
  • Bước 3: Ngân hàng người mua tiến hành chuyển tiền đến ngân hàng của người bán.
  • Bước 4: Ngân hàng người bán sẽ gửi thông báo đến người bán.
  • Bước 5: Người bán giao hàng và các chứng từ hàng hóa liên quan cho người mua.

Quy trình thanh toán TTR trả sau

  • Bước 1: Người bán giao hàng và giấy tờ, chứng từ hàng hóa cho người mua.
  • Bước 2: Người mua đưa ra lệnh chuyển tiền tại ngân hàng người mua để thanh toán cho người bán.
  • Bước 3: Ngân hàng người mua sẽ gửi thông báo nợ đến người mua.
  • Bước 4: Ngân hàng người mua thực hiện chuyển tiền đến ngân hàng người bán.
  • Bước 5: Ngân hàng người bán sẽ gửi thông báo có đến người bán.

Các yêu cầu khi thanh toán TTR

Trong các giao dịch liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu, quy trình thanh toán chuyển tiền TTR đòi hỏi việc sử dụng các chứng từ theo mẫu sau đây (mỗi ngân hàng phục vụ có thế có một mẫu chứng từ riêng, nhưng thường chỉ cần đầy đủ chứng từ lần đầu giao dịch và có thể giảm bớt ở các lần sau):

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương: Trong một vài trường hợp, chỉ cần dùng hóa đơn thầu (Proforma Invoice).
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu: Để chứng minh các thông tin về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền: Để xác nhận việc ủy nhiệm chi ngoại tệ và các khoản chi phí liên quan.

Trường hợp nếu bạn là nhà nhập khẩu và muốn thực hiện thanh toán chuyển tiền, bạn cần gửi đơn chuyển tiền đến 1 ngân hàng thương mại có uy tín, đã được cấp phép thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Đơn chuyển tiền cần phải có các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của người hưởng lợi (bao gồm số tài khoản). 
  • Số tiền và loại ngoại tệ: Được ghi rõ bằng số và bằng chữ.
  • Lý do thực hiện chuyển tiền.
  • Các yêu cầu khác, nếu có.
  • Ký tên, đóng dấu.

Việc gửi đơn chuyển tiền đến các ngân hàng thương mại có uy tín và tuân thủ đúng theo quy trình gửi chuyển tiền của pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thanh toán được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả.

Sự khác nhau giữa phương thức thanh toán TTR và TT?

Phương thức thanh toán TT và TTR có nhiều điểm tương đồng nên có thể tạo ra sự nhầm lẫn cho người dùng. Sau đây, Alpha Express sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức thanh toán này:

  • TTR (viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement) có nghĩa là chuyển tiền bằng điện với bồi hoàn. Trong trường hợp L/C chấp nhận thanh toán TTR, nhân viên xuất nhập khẩu cần phải cung cấp đầy đủ toàn bộ chứng từ theo quy định và ngân hàng sẽ thực hiện quyết toán trong thời hạn 3 ngày kể từ khi được L/C công nhận.
  • TT (viết tắt của Telegraphic Transfer) có nghĩa là chuyển tiền bằng điện. Đây là một phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người mua ra ngân hàng để tiến hành làm hồ sơ chuyển tiền cho người bán. Sau từ 1 – 2 ngày, người bán sẽ nhận được tiền. Đây là một phương thức chuyển tiền độc lập và không liên quan đến những phương thức thanh toán khác.
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, TT có thể trở thành TTR và được dùng trong thanh toán L/C khi ngân hàng mở L/C để thực hiện thanh toán cho bên ngân hàng chiết khấu. Khi TT trở thành TTR thì chứng từ cần thiết phải được gửi trước.

Mặc dù cả hai hình thức trên đều là thanh toán bằng điện trả tiền, tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt về bản chất. Vì vậy, khi hợp đồng đã ghi rõ thanh toán bằng TT thì bạn không thể nhập TTR trong tờ khai.

Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Úc Giá Rẻ – Uy Tín, Nhanh Chóng (5-7 Ngày)

Sự khác nhau giữa phương thức thanh toán TTR và TT?
Sự khác nhau giữa phương thức thanh toán TTR và TT?

Một số lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán TTR

Sau khi đã biết hình thức thanh toán TTR là gì thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng phương thức thanh toán này:

  • Giữ lại các giấy tờ liên quan: Để đảm bảo và có giấy tờ để đối soát trong trường hợp hải quan kiểm tra, doanh nghiệp cần giữ lại tất cả giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán và thanh toán. Điều này bao gồm lệnh chuyển tiền, điện chuyển tiền có dấu mộc của ngân hàng và bộ chứng từ gốc.
  • Thanh toán sau khi nhận hàng và chứng từ gốc: Trong trường hợp thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ thực hiện thanh toán khi đã nhận đủ hàng và bộ chứng từ gốc kèm tờ khai hải quan.
  • Gửi chứng từ gốc đến ngân hàng: Nhà xuất khẩu cần chủ động gửi bộ chứng từ gốc kèm theo lệnh chuyển tiền cho ngân hàng để thực hiện thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản.
  • Đảm bảo đủ số tiền trong tài khoản: Nhà nhập khẩu cần đảm bảo có đủ số tiền trong tài khoản để thanh toán theo hoá đơn thương mại.
  • Giữ lại các chứng từ: Lưu giữ bản sao của các chứng từ liên quan đến quá trình giao dịch TTR, bao gồm biên nhận chuyển tiền và thông tin xác nhận của ngân hàng để tra cứu cũng như xác minh giao dịch sau này.
Lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán TTR
Lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán TTR

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết trên đây của Alpha Express đã giúp bạn giải đáp TTR là gì cũng như chia sẻ đến bạn quy trình thực hiện thanh toán TTR. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về phương thức thanh toán quốc tế này.

Đánh giá dịch vụ post
0988224806
LIÊN HỆ