MSDS là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất nhập khẩu thực phẩm và mặt hàng hóa học. Vậy MSDS là gì? Có công dụng và chức năng ra sao? Hãy cùng Alpha Express tìm hiểu các thông tin về MSDS trong bài viết sau đây.

MSDS là gì?

MSDS là gì hay MSDS là viết tắt của từ gì đều là những thắc mắc của nhiều người hiện nay. Theo đó, MSDS là viết tắt của từ Material Safety Data Sheet và có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.

MSDS là tài liệu chứa đựng thông tin về các chất hóa học nhất định, nhằm hỗ trợ người lao động hiểu rõ và chủ động khi tiếp xúc với những chất này. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cá nhân và nâng cao khả năng xử lý tình huống khẩn cấp khi bị ảnh hưởng.

MSDS được áp dụng đặc biệt cho các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản và các hoạt động liên quan khác. Bảng hướng dẫn an toàn hóa chất này cung cấp hướng dẫn chi tiết giúp người sử dụng tránh xa và xử lý các tình huống rủi ro có thể phát sinh do chất hóa học.

Do đó, khi liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm, các doanh nghiệp phải xuất trình MSDS để được xem xét và xác nhận có thể thực hiện việc vận chuyển hàng hóa hay không.

Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Uy Tín, Nhanh Chóng – Giá Sốc Giảm Đến 70%

MSDS là gì?
MSDS là gì?

Công dụng và chức năng của MSDS

Sau khi đã biết MSDS là gì, hãy cùng Alpha Express điểm qua một số công dụng và chức năng của MSDS sau đây:

  • MSDS giúp doanh nghiệp đề xuất các biện pháp thích hợp cho quá trình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo an toàn khi bốc xếp hàng và xử lý tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng.
  • MSDS cảnh báo về nguy hiểm khi sử dụng vật liệu và hóa chất mà không tuân thủ các hướng dẫn trong quá trình vận chuyển và xử lý.
  • MSDS cung cấp thông tin quan trọng cho người lao động về cách sử dụng các vật liệu và hóa chất một cách an toàn.
  • Tài liệu hướng dẫn an toàn hóa chất giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc an toàn, đồng thời là cơ sở để đào tạo quy trình lao động khi tiếp xúc với vật liệu và hóa chất.
  • MSDS cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người có thể ứng cứu trong các tình huống sự cố, nhận biết dấu hiệu nguy hiểm và xử lý chúng.
MSDS là gì
Công dụng và chức năng của MSDS

Nội dung của bảng MSDS là gì?

Bảng MSDS gồm các nội dung sau đây:

Tên thành phần các hóa chất

Tài liệu này bao gồm đầy đủ thông tin về các thành phần hóa chất cấu thành sản phẩm và được đánh dấu để nhận biết hóa chất nguy hiểm. Dựa vào số CAS (Chemical Abstracts Service – số hiệu đặc trưng của mỗi chất hóa học) để xác minh chính xác thành phần hóa học.

Điều này là rất quan trọng vì một chất hóa học có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau, việc sử dụng số CAS giúp đảm bảo tính đồng nhất trong việc xác định các thành phần hóa chất.

Bài viết liên quan: Hàng Nguy Hiểm Là Gì? Phân Loại, Cách Đóng Gói, Xếp Và Dỡ Hàng

Người lập MSDS

Chứa đầy đủ thông tin của người lập MSDS, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày lập MSDS,…

Thông tin sản phẩm hàng hóa

Bao gồm các giấy tờ và chứng từ mua bán, có thông tin sản phẩm, thành phần, công thức hóa học và khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm được ghi một cách chính xác.

MSDS là gì
Nội dung của bảng MSDS

Tính lý tính

Ghi rõ sản phẩm ở dạng gì, chẳng hạn như rắn, lỏng hay khí. Đồng thời, thể hiện các thông tin như hình dáng bên ngoài sản phẩm, khối lượng riêng, độ sôi, độ bay hơi, độ pH,…

Khả năng cháy

Ghi rõ thông tin về nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm và cách giải quyết khi sự cố cháy nổ xảy ra.  Ngoài ra, còn có các thông tin về cách lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa đúng kỹ thuật.

Phản ứng của sản phẩm

Thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất đó với nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm như thế nào. Ngoài ra, còn có một số thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm cùng cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra.

Độ độc hại 

Thông tin về tác động của chất hóa học độc hại đối với người tiếp xúc và biện pháp xử lý trong trường hợp nhiễm độc hóa chất khi tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể, cách xử lý khi người lao động tiếp xúc với chất hóa học trên da, mắt hoặc khi nuốt phải cũng được đề cập.

Đồng thời, đánh giá mức độ độc hại của chất hóa học đối với môi trường, bao gồm cả ô nhiễm nước, không khí và đất, dựa theo các chỉ số phát tán ra môi trường.

Có thể bạn quan tâm: Gửi Hàng Đi Châu Âu Uy Tín, Nhanh Chóng, Giá Cạnh Tranh

Như vậy, thắc mắc MSDS là gì đã được Alpha Express giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

4.9/5 - (9 bình chọn)
0988224806
LIÊN HỆ