Trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế sang Mỹ, Đài Loan, Malaysia và một số người khác, bên cạnh cước phí thì người gửi hàng sẽ phải đóng thêm một số khoản phụ thu. Bài viết dưới đây của Alpha Express sẽ chia sẻ về phụ phí nhiên liệu.
Phụ phí nhiên liệu là gì?
Phụ phí nhiên liệu có tiếng Anh đầy đủ là Bulker Adjustment Factor (viết tắt là BAF). Đây là một khoản phụ phí được dùng để bù đắp chi phí do sự biến động giá nhiên liệu mà hãng vận chuyển sẽ thu từ người gửi hàng.
Thông thường khi gửi hàng quốc tế thì phụ phí nhiên liệu sẽ được tính vào cước gửi hàng theo %.
Phụ phí nhiên liệu của dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế sẽ biến động tuỳ thuộc vào thời điểm và dựa theo sự biến động giá của xăng dầu. Do đó, trong quá trình gửi hàng bạn nên tìm hiểu thông tin về phụ phí nhiên liệu tại thời điểm đó để đưa ra lựa chọn phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí cho bản thân.
Dưới đây là một ví dụ tính phụ phí nhiên liệu cho đơn hàng của bạn khi gửi đi nước ngoài.
- Cước phí vận chuyển hàng của 2.000.000 VNĐ và phần trăm phụ phí nhiên liệu mà hãng vận chuyển tính 12.5% thì:
- Phụ phí nhiên liệu là: 2.000.000 x 12.5% = 250.000 VNĐ
- Tổng cước phí vận chuyển sẽ được tính bằng cước phí vận chuyển đơn thuần + phụ phí nhiên liệu. Như vậy, tổng chi phí bạn phải trả là 2.250.000 VNĐ.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ giá rẻ, uy tín
Mức phụ phí của các công ty
Các hãng vận chuyển đều vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển hoặc đường hàng không quốc tế. Vì thế, chi phí vận chuyển sẽ phụ thuộc vào giá xăng, dầu biến động tăng hay giảm liên tục.
Phụ phí nhiên liệu cũng được các hãng tăng hay giảm theo hoặc có thể được gỡ bỏ để phù hợp với biến động giá nhiên liệu. Tùy thuộc theo từng hãng khác nhau mà phần trăm khoản phụ phí nhiên liệu sẽ được tính khác nhau cho mỗi tháng.
Do đó, trước khi gửi hàng hoá ra nước ngoài, các cá nhân, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ khoản phụ phí nhiên liệu của hãng vận chuyển hàng quốc tế vào mỗi thời điểm. Để có thể lựa chọn được đơn vị vận chuyển phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí cho bản thân.
Cách tính phụ phí nhiên liệu
Phụ phí nhiên liệu áp dụng cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế được xác định dựa trên giá giao dịch trung bình từng tháng của nhiên liệu máy bay phản lực sử dụng dầu hoả tại Bờ biển vùng Vịnh Hoa Kỳ (USGC) được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ báo cáo.
Các khoản phụ phí khác trong vận chuyển hàng quốc tế
Ngoài khoản phụ phí nhiên liệu ở trên thì trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế sẽ tuỳ vào trường hợp mà khách hàng có thể phải đóng thêm các khoản phụ phí khác như:
- Phí PSS (Peak Season Surcharge) là phụ phí mùa cao điểm. Thông thường từ tháng 8 đến tháng 12, nhiều hãng tàu sẽ áp dụng phụ phí mùa cao điểm. Vì vào những tháng này nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ tăng mạnh nhằm phục vụ cho nhiều ngày lễ lớn như lễ Giáng sinh, lễ Tạ Ơn và Năm Mới.
- Phí vệ sinh Container (Cleaning Fee). Xe container thường vận chuyển rất nhiều loại hàng hoá khác nhau. Vì thế, container cần được phải vệ sinh sạch sẽ sau khi vận chuyển để ngăn ngừa ảnh hưởng đến hàng hóa trong lần vận chuyển sau.
- Phí phát hành vận đơn (B/L Fee). Trong quá trình nhận vận chuyển hàng hóa tế thì hãng vận chuyển sẽ thu thêm phí phát hành vận đơn. Việc phát hành Bill không đơn giản là việc cấp một B/L rồi sau đó thu tiền mà nó còn bao gồm cả việc thông báo đến đại lý đầu nước nhập về B/L, phí quản lý, theo dõi đơn hàng.
- Phí lưu bãi (DEM/DET Fee). Container chỉ được phép đậu tại cảng trong thời gian cho phép, khi container đậu trong cảng đã hết thời hạn thì sẽ phải chịu phí này.
- Phụ phí tắc nghẽn tại cảng (PCS – Port Congestion Surcharge). Trong quá trình cảng xếp hay dỡ hàng có thể xảy ra tình trạng bị ùn tắc, do đó tàu bị chậm trễ làm chủ tàu phải chịu thêm những chi phí khác . Thì hãng vận chuyển sẽ áp dụng thu phụ phí tắc nghẽn tại cảng.
- Phí khai thác hàng lẻ (CFS Fee) bao gồm bốc xếp hàng từ container sang kho hay ngược lại; chi phí lưu kho hàng lẻ và phí quản lý kho hàng.
- Phụ phí an ninh ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge). Phụ phí này nhằm đảm bảo an toàn cho các container hàng, đặc biệt phòng ngừa trường hợp cháy nổ.
- Phụ phí mất cân đối vỏ container CIC (Container Imbalance Charge) là khoản phụ phí cước biển mà nhiều hãng tàu phụ thu để bù đắp các chi phí phát sinh từ việc điều chuyển nhiều container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Phụ phí thay đổi nơi đến COD (Change of Destination) là phụ phí được áp dụng cho trường hợp thay đổi địa điểm đến so với địa chỉ ban đầu.
- Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ CAF (Currency Adjustment Factor) là khoản phí mà các hãng tàu thu của chủ hàng nhằm bù đắp chi phí phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ.
Tuỳ thuộc theo khu vực gửi hàng đến, tàu đi qua những nơi nào mà người gửi hàng sẽ chịu thêm một số khoản phụ phí khác.
Hy vọng qua bài viết này của Alpha Express các bạn đã có thể hiểu rõ phụ phí nhiên liệu trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Để có thể tìm hiểu và lựa chọn được hãng vận chuyển hàng phù hợp với bản thân.
Xem thêm: