Trong kỷ nguyên hiện nay, kinh doanh đang không ngừng phát triển, các hoạt động liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã trở thành yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vậy, logistics là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Hãy cùng Alpha Express tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau đây nhé!
Logistics là gì?
Logistics là gì có thể là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể hiểu logistics là một quy trình nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này sẽ đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, quản lý cho đến khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.
Trong đó, nhiệm vụ chính của logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo bộ luật Thương mại năm 2005, điều 233 có định nghĩa về dịch vụ logistics như sau:
“Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Một số vai trò của logistics trong kinh doanh
Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và có sự biến đổi nhanh chóng thì logistics không chỉ là một phần của hoạt động kinh doanh mà nó còn là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp mở ra cánh cửa thành công trong tương lai. Một số vai trò của logistics trong doanh nghiệp như:
Quản lý chuỗi cung ứng
Một trong những vai trò chủ đạo của logistics là quản lý và tối ưu chuỗi cung ứng từ nơi cung cấp đến tay khách hàng, nó gồm những hoạt động sau đây:
- Xác định yêu cầu
- Đặt hàng
- Quản lý kho hàng
- Vận chuyển
- Xử lý đơn hàng.
Logistics sẽ giúp đảm bảo sự liên kết giữa các bước của quy trình cung ứng, đảm bảo hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng.
Đảm bảo hàng hóa di chuyển đúng tiến độ
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến điểm đích, logistics sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quá trình vận chuyển này diễn ra suôn sẻ. Quá trình này gồm:
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp
- Quy hoạch đường truyền
- Lập kế hoạch vận chuyển cụ thể
- Theo dõi tất cả quá trình vận chuyển
Thông qua những hoạt động trên, logistics sẽ đảm bảo được hàng hóa giao đến tay khách hàng đúng thời gian, không xảy ra trục trặc cũng như không bị gián đoạn trong quá trình vận chuyển.
Quản lý kho và hàng tồn kho
Nhằm đảm bảo hàng hóa được lưu trữ an toàn, tiện lợi trong việc tìm kiếm và hàng hóa luôn sẵn sàng để phục vụ khách hàng khi cần thiết. Logistics sẽ chịu trách nhiệm quản lý như:
- Lưu trữ hàng hóa
- Đóng gói
- Kiểm kê số lượng hàng hóa trong kho
- Quản lý hàng tồn kho
Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý kho chuyên nghiệp sẽ đảm bảo hàng hóa trong kho không thiếu sót, tránh tổn thất đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Xử lý thông tin
Logistics sẽ xử lý thông tin liên quan đến đơn hàng như:
- Xác nhận đơn hàng
- Địa chỉ vận chuyển
- Hóa đơn
- Một số tài liệu liên quan đến vận chuyển khác
Quá trình này sẽ giúp những thông tin được gửi đi đầy đủ và những thông tin nhận lại cũng chính xác.
Các dịch vụ logistics phổ biến nhất hiện nay
Trong logistics có rất nhiều công việc cần thực hiện. Tùy vào quy mô của mỗi đơn vị cung ứng dịch vụ mà hoạt động có thể nhiều hay ít. Dưới đây là một số hoạt động chính của logistics mà bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành này cũng cần phải có.
Xếp dỡ hàng hóa
Hàng hóa sẽ được nhà cung cấp dịch vụ đưa lên các phương tiện vận chuyển như: xe tải, container, tàu biển, máy bay,… Khi hàng hóa đến nơi nhận sẽ được tiếp tục dỡ hàng xuống và tiến hành lưu chuyển hàng hóa vào trong kho để lưu trữ và bảo quản. Khâu xếp dỡ hàng hóa này có thể được thực hiện bởi con người hoặc robot và được các thiết bị máy móc hỗ trợ như xe cẩu, xe nâng.
Một số công việc liên quan đến kho bãi
Kho bãi là nơi làm việc với nhiều công đoạn khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của khách trước, trong và sau khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Các công việc này có thể liên quan đến sản xuất đúng số lượng, tiêu chuẩn của đơn hàng, là khâu đóng gói hàng hóa để đảm bảo sự an toàn cho sản phẩm trong quá trình lưu trữ hoặc vận chuyển,…
Hay đơn giản chỉ là công việc lưu kho hàng hoá và thay khách hàng quản lý lượng hàng hoá tồn chặt chẽ, kiểm tra chất lượng để tránh hàng hoá bị hư hỏng.
Tiếp nhận những thông tin chính xác và tiến hành điều phối quá trình xuất nhập khẩu theo đúng kế hoạch, tránh xảy ra chậm trễ làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Và cuối cùng là theo dõi, tiếp nhận những phản hồi của khách hàng và xử lý những phản hồi tiêu cực như: sai mã hàng, thiếu số lượng, hàng hoá bị vỡ, méo,… một cách kịp thời. Sau đó để xuất những phương án giải quyết tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Vận chuyển hàng hóa
Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến bất cứ nơi nào tùy theo yêu cầu của bạn. Có thể vận chuyển nội địa hoặc ngoại địa. Tùy vào mật độ đơn hàng, tính chất của loại hàng hoá, vị trí giao hàng mà nó sẽ được nhà cung cấp sắp xếp hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì yếu tố về thời gian hay để đảm bảo hàng hoá hơn bạn cũng có thể tự đề xuất phương tiện vận chuyển bạn muốn.
Khai thuế hải quan
Khai thuế hải quan là một công việc vô cùng quan trọng trong dịch vụ logistics và nó khá phức tạp bởi vì liên quan đến các giấy tờ, thủ tục hành chính về khai báo, minh chưng lô hàng hợp lệ cùng những kiểm định về tiêu chuẩn riêng đối với từng nước nhập hoặc xuất khẩu. Chinh vi thê, vơi môt công ty kinh doanh, buôn bán sản phẩm thông thường sẽ không hiểu rõ về những điều kiện này mà phải thông qua bên thứ 2 đó chính các nhà cung ứng dịch vụ logistics.
Liên hệ đặt tàu
Việc lựa chọn hình thức vận chuyển là việc của bạn. Tuy nhiên, việc kết nối với các phương tiện vận chuyển, vị trí đặt hàng hóa lên tàu, xe là nhiệm vụ của các đơn vị cung cấp. Tương tự, khi hàng hóa đến đích, bên hệ thống sẽ tự động liên kết với nhau và điều phối cho phương tiện nhận hàng, đảm bảo rằng hàng hóa của khách hàng sẽ không bị thất lạc.
Thông quan nhập khẩu
Với công việc này sẽ nghiêng về hàng hóa nhập khẩu hơn. Khi hàng hóa đến cửa khẩu, điều cần làm chính và khai báo với hải quan. Thủ tục khai báo hải quan gồm có: hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, mã vận tải cùng một số giấy tờ liên quan khác. Sau khi những chứng từ này được kiểm tra và đạt điều kiện thi hàng hóa của bạn sẽ được thông quan và lô hàng mới sẽ được đưa về bãi.
Giao hàng
Hàng hóa sau khi đến nơi sẽ được tập kết lại một kho đích và ẽ giao đến tay người mua thông qua bộ phận giao hàng của đơn vị logistics. Căn cứ vào những thông tin giao nhận mà người vận chuyển sẽ liên hệ với bên mua để tiến hành quá trình giao hàng.
Mục tiêu sử dụng logistics vào kinh doanh
Với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiện nay, việc quản lý, vận hành và điều phối các hoạt động liên quan đến hàng hóa đã trở thành nhiệm vụ không thể nào thiếu trong logistics. Do vậy, mục tiêu của logistics là giúp doanh nghiệp đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng đồng thời giúp giảm chi phí và tối ưu hiệu suất.
Giảm thiểu chi phi
Logistics đã đóng một vai trò đáng kể trong việc tối ưu quá trình vận chuyển, giúp giảm thiểu các chi phí lưu trữ, vận chuyển và xử lý hàng hóa. Bằng cách áp dụng những phương pháp và công nghệ hiện đại, logistics đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tài nguyên và thời gian quý báu của mình.
Nhờ việc giảm thiểu các chi phí lưu trữ không cần thiết, doanh nghiệp có thể tăng được lợi nhuận cho mình. Những nguồn tiết kiệm ny có thể sử dụng để tái đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.
Tăng cường sự cạnh tranh
Khi sở hữu được một hệ thống logistics hiệu quả thì doanh nghiệp có thể cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ vượt trội hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm mà khách hàng yêu cầu đúng thời hạn và đạt chất lượng cao giúp doanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng. Đồng thời, tạo ra một lợi thế đáng kể so với đối thủ cạnh tranh bởi vi khách hàng luôn có xu hướng ưu tiên chọn những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nhanh chóng, chính xác.
Cải thiện được các dịch vụ khách hàng
Một quy trinh logistics chặt chẽ và hiệu quả sẽ giúp khách hàng nhận được sản phẩm mà họ mong đợi và sử dụng sản phẩm đó trong thời điểm quan trọng nhất. Thông qua chất lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ mẫu mãi tốt như hỗ trợ về kỹ thuật, bảo hành và sửa chữa. Doanh nghiệp có thể tạo thêm điểm cộng rất lớn từ nguồn khách hàng tiềm năng và trung thành.
Như vậy, logistics không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng mà còn có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững, thành công trên thị trường.
Hy vọng rằng với những thông tin mà Alpha Express chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về logistics là gì? Nhìn chung, với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện nay, vai trò của ngành logistics trong tương lai chắc ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đây cũng là yếu tố góp phần rất lớn trong sự thành công, phát triển của doanh nghiệp bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Tìm Hiểu Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không
Cách tính cước vận chuyển hàng không như thế nào?
Phương Thức Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế Nào Sử Dụng Phổ Biến Nhất Hiện Nay?