Partial Shipment là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy bạn đã biết partial shipment là gì chưa? Phương thức giao hàng của nó có khác không? Hãy để Alpha Express giải đáp thắc mắc của bạn ở bài viết sau đây nhé!
Partial Shipment là gì?
Partial shipment là gì? Partial shipment còn được gọi là giao hàng từng phần. Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực logistics và giao nhận hàng hóa. Nó ám chỉ việc chia nhỏ một lô hàng hoặc đơn hàng lớn thành các phần nhỏ hơn để vận chuyển và giao nhận một phần của lô hàng trước, thay vì phải đợi đến khi toàn bộ lô hàng hoàn thành.
Điều này có thể xảy ra trong nhiều tình huống sau đây:
- Sản phẩm không đủ để hoàn thành lô hàng: Nếu một số sản phẩm trong lô hàng cần thời gian hoặc nguyên liệu để sản xuất thêm, phần còn lại của lô hàng có thể được giao đi trước.
- Giao hàng theo yêu cầu của khách hàng: Nếu khách hàng yêu cầu giao hàng sớm cho một phần của đơn đặt hàng, các sản phẩm sẽ được vận chuyển trước thay vì đợi đến khi toàn bộ đơn hàng hoàn thành.
- Điều kiện thời tiết hoặc vận chuyển khác nhau: Trong trường hợp vận chuyển quốc tế hoặc trong điều kiện thời tiết không ổn định, việc chia lô hàng thành
Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Giá Rẻ, Uy Tín – Giá Sốc Đến Giảm 70%
Một số thủ tục cần thực hiện trong giao hàng từng phần (Partial Shipment)
Dưới đây là một số thủ tục cần phải tiến hành khi thực hiện phương thức giao hàng từng phần (Partial Shipment)
- Người thực hiện khai hải quan cần phải nộp đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định được đề ra với loại hình xuất nhập khẩu (trừ các giấy tờ thực hiện giao nộp lại khi đăng ký tờ khai), bạn cũng cần xuất trình các giấy tờ hải quan đã thực hiện đăng ký,…
- Các lãnh đạo của cục hải quan thực hiện dựa vào hình thức và mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý thông báo rủi ro khi đăng ký tờ khai hải quan, tình hình thực tế tại thời điểm xuất nhập khẩu từng lần nhằm đưa ra các quyết định về hình thức, mức độ kiểm tra đối với từng lần sao cho phù hợp nhất.
Một số điều khoản partial shipment
Điều khoản giao hàng partial shipment là gì? Khi tham gia vào hình thức giao hàng toàn phần, hai bên cần thực hiện những thỏa thuận sau đây:
Điều khoản liên quan đến giao hàng
- Thời gian giao hàng là khi nào? (phối hợp và ràng buộc liên quan đến thanh toán)
- Địa điểm giao hàng ở đâu
- Những thông báo giữa hai bên khi thực hiện giao hàng
Bài viết liên quan: Những Ký Hiệu Container Thông Dụng Bạn Cần Biết
Thời gian diễn ra giao hàng
Có một lời khuyên dành cho hai bên người bán và người mua là không nên ràng buộc ngày giao nhận hàng vào một ngày chính xác. Chẳng hạn người bán không nên chọn một ngày nhất định. Hầu hết, đây là nguyên nhân dẫn đến một số rủi ro cho người bán như: không chuẩn bị hàng hóa kịp thời, sản phẩm không kịp giao cho người mua như đã ký kết trong hợp đồng.
Hoặc có thể người bán tự tin cung cấp hàng hóa cho người mua kịp thời gian đã thỏa thuận. Nhưng do một số tác động khách quan bên ngoài như: tàu, thời tiết,… Vì thế, khả năng mà người bán không thể cung ứng hàng hóa đúng ngày cho khách. Hoặc một ví dụ điển hình nữa là giấy chứng nhận LC, nếu bên bán không chuẩn bị kịp các giấy tờ liên quan đến LC hoặc sai ngày và bị ngân hàng từ chối thanh toán.
Tiếp theo, người bán nên hứa giao hàng theo ngày ETD (Estimated time of departure = ngày giao hàng dự kiến) chứ đừng hứa giao hàng theo ETA (Estimated time of Arrival = ngày hàng đến dự kiến). Và người mua nên chủ động báo cho người bán biết được tầm quan trọng của ETA với người mua để hai bên điều chỉnh lịch giao hàng phù hợp.
Địa điểm giao nhận hàng hóa
Việc hàng hóa được giao từ cảng đi đến cảng đến cũng cần được ghi và xác nhận tại hai mục:
- Tên cảng đi hay được viết tắt bằng tiếng anh là POL = Port Of Loading
- Tên cảng đến được viết tắt bằng tiếng anh là POD = Port Of Discharging
Tuy nhiên, nếu bạn giao tại sân bay thì hai mục đó sẽ là
- Tên sân bay đi sẽ được viết là Loading Airport
- Tên sân bay đến sẽ được viết là Discharging Airport
Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Úc Giá Rẻ – Uy Tín, Nhanh Chóng (5-7 Ngày)
Vai trò của Partial Shipment trong xuất nhập khẩu
Trong xuất nhập khẩu, vai trò của partial shipment là gì? Dưới đây là một số vai trò nổi bật của partial shipment trong xuất nhập khẩu:
Tăng tính linh hoạt
Partial shipment cho phép người mua và người bán linh hoạt hơn trong vận chuyển hàng hóa. Thay vì phải chờ đợi toàn bộ lô hàng thì partial shipment cho phép gửi hàng theo từng lô nhỏ, giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người bán
Tiết kiệm thời gian
Với partial shipment hàng hóa sẽ được vận chuyển khi có hàng thay vì phải đợi lô hàng hoàn thành. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thời gian chwof đợi, giữ được tính linh hoạt trong việc giao nhận
Quản lý hàng hóa dễ dàng
Partial shipment sẽ giúp người bán kiểm soát, quản lý hàng hóa dễ dàng. Thay vì chuyển toàn bộ thì người bán chỉ cần tập trung từng phần hàng hóa nhằm đảm bảo sự toàn vẹn, an toàn của lô hàng trong quá trình vận chuyển
Giảm thiểu rủi ro và chi phí
Partial shipment có thể giảm rủi ro, chi phí trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa được gửi đi từng phần, người nhập khẩu có thể tiếp nhận, sử dụng theo từng đợt, không có tình trạng hàng tồn kho và các chi phí liên quan khác.
Bài viết trên đây của Alpha Express đã cung cấp bạn giải đáp một số thắc mắc liên quan đến partial shipment là gì? Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích trong giao hàng xuất nhập khẩu.