Hàng nguy hiểm là một khái niệm không xa lạ trong lĩnh vực vận tải. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hàng hóa. Hàng nguy hiểm là gì? Loại hàng hóa này có những đặc điểm gì mà khiến nhiều người lo ngại? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này và những quy định trong việc quản lý hàng nguy hiểm qua bài viết sau cùng Alpha Express nhé!

Hàng nguy hiểm là gì?

Hàng nguy hiểm là các loại hàng hóa hoặc vật phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho con người, môi trường hoặc tài sản khi chúng được vận chuyển, lưu trữ, xử lý hoặc sử dụng một cách không đúng cách. Những mặt nguy hiểm này có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở tính chất hóa học, vật lý hoặc sinh học của các chất, sản phẩm hoặc vật liệu đó.

Hàng hóa nguy hiểm có thể là các loại hóa chất độc hại, vật liệu nổ, khí độc, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất ăn mòn và nhiều loại khác. Việc xử lý và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn để đảm bảo không xảy ra tai nạn, gây hại đến con người và môi trường.

Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Nam Phi Nhanh Chóng, Giá Rẻ Của Alpha Express

Phân loại hàng nguy hiểm

Hàng nguy hiểm là gì
Hàng nguy hiểm là gì? Phân loại hàng nguy hiểm

Phân loại hàng hóa nguy hiểm dựa trên tính chất hóa học và lý của chúng bao gồm 9 loại chính và các nhóm loại cụ thể như sau:

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ:

  • Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
  • Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí:

  • Nhóm 2.1: Các loại khí dễ cháy.
  • Nhóm 2.2: Các loại khí không độc và không có khả năng gây cháy.
  • Nhóm 2.3: Các loại khí độc hại.

Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Loại 4:

  • Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5:

  • Nhóm 5.1: Các chất oxy hóa.
  • Nhóm 5.2: Các chất peroxit hữu cơ.

Loại 6:

  • Nhóm 6.1: Các chất độc.
  • Nhóm 6.2: Các chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Các chất phóng xạ có khả năng xuyên qua vật liệu và tạo ra hiện tượng ion hóa, các hàng hóa nhóm này được coi là vô cùng nguy hiểm và cấm mang lên trên máy bay.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Những chất này có khả năng cao gây ra quá trình phản ứng phân hủy, gây tổn hại đáng kể đối với phương tiện vận chuyển và vật dụng khác, hơn nữa, chúng cũng có thể gây hại cho tế bào sống.

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Bao gồm các chất không phù hợp với tiêu chuẩn của 8 loại còn lại, tuy nhiên chúng tiềm ẩn mối nguy hiểm không thể kiểm soát được.

Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Giá Rẻ, Uy Tín – Giá Sốc Đến Giảm 70%

Quy định về đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Hàng nguy hiểm là gì
Trên bao bì của hàng hóa phải có thông tin cần thiết và biểu tượng cảnh báo hàng nguy hiểm.

Căn cứ theo quy định Nghị định 89/2006/NĐ-CP được ban hành vào ngày 30/6/2006, thì hàng nguy hiểm phải được ghi rõ loại hàng.Ngoài ra, Điều 5 tại Thông tư 52/2013/TT-BTNMT ban hành ngày 27/12/2013 quy định chi tiết về cách thức đóng gói để vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:

  • Hàng hóa nếu là chất dễ cháy, nổ cần phải được đóng kín, đặt cách xa nguồn lửa, hay những tác nhân gây cháy.
  • Đối với hàng dễ ăn mòn hay dễ phản ứng thì phải được chứa trong lọ thủy tinh hay các chất liệu phù hợp.
  • Quá trình đóng gói hàng hóa là hóa chất độc hại, dễ lây nhiễm cần đảm bảo đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho người đóng gói.
  • Đối với vận chuyển xăng dầu cần phải dùng xe chuyên dụng.
  • Để bảo quản các hàng hóa dễ bắt lửa phải để chúng trong thùng kín chuyên dụng và phải kê trên kệ để đảm bảo an toàn.
  • Ở trên các bao bì của hàng hóa phải có đầy đủ thông tin cần thiết và biểu tượng cảnh báo hàng nguy hiểm.

Quy định về phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm

Khi vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm như là thuốc nổ, ga, xăng dầu, khí đốt hay bất kỳ các chất dễ cháy, nổ khác bằng phương tiện giao thông đường bộ tuyệt đối không được đi qua những công trình chiều dài hầm từ 100m trở lên. Bên cạnh đó thì người tham gia giao thông hoặc là các hành khách cùng phương tiện đã được cơ quan chức năng cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đang chuyển hàng hóa này cũng không được đồng thời vận chuyển ở trên cùng một chuyến phà.

Nghị định cũng quy định rõ rằng những phương tiện tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm phải đạt đủ điều kiện tham gia giao thông theo như quy định pháp luật. Những thiết bị được dùng để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia hay theo như quy định từ Bộ quản lý chuyên ngành.

Giấy phép được quyền vận chuyển hàng nguy hiểm phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo mẫu quy định. Trong đó có đầy đủ các thông tin như: tên người được cấp phép vận chuyển, địa chỉ, số điện thoại của đơn vị được cấp giấy phép; họ tên, chức danh của người đại diện pháp luật; loại, nhóm hàng nguy hiểm; hành trình, lịch trình vận chuyển hàng; thông tin phương tiện, người điều khiển (nếu là cấp theo mỗi chuyến hàng). Thời hạn Giấy phép được cấp theo mỗi chuyến hàng hoặc là từng thời kỳ, tùy thuộc vào đơn vị vận chuyển nhưng thời hạn sử dụng tối đa là 24 tháng và không được quá hạn sử dụng theo năm của phương tiện.

Phương tiện vận tải dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm phải được dán biểu trưng cho hàng hóa nguy hiểm. Nếu như trên phương tiện đó có nhiều loại hàng nguy hiểm thì phương tiện đó cũng phải dán đủ số biểu trưng của những loại hàng hóa đó. Vị trí dùng để dán biểu trưng là hai bên và ở phía sau phương tiện.

Bài viết liên quan: Chuyển Phát Nhanh Là Gì? Đặc Điểm, Các Hình Thức Chuyển Phát

Quy định về xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm

Hàng nguy hiểm là gì
Việc xếp và dỡ hàng nguy hiểm phải tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn
  • Bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào liên quan đến việc xếp và dỡ hàng nguy hiểm trên các phương tiện vận chuyển, lưu kho, bãi nhất định phải tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn về bảo quản, vận chuyển, xếp, dỡ từng loại hàng nguy hiểm hoặc như thông báo của người thuê dịch vụ vận tải.
  • Quá trình xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do thủ kho, người thuê dịch vụ vận tải hoặc là người áp tải trực tiếp hướng dẫn cũng như giám sát. Không được xếp chung những loại hàng hóa có nguy cơ tác động lẫn nhau cũng như có thể làm tăng mức độ nguy hiểm ở trên cùng một phương tiện. Đối với nhóm hàng nguy hiểm quy định cần phải xếp, dỡ và lưu giữ ở nơi riêng biệt thì quá trình xếp, dỡ phải được thực hiện ở khu vực kho, bến hay bãi riêng biệt.
  • Trong trường hợp vận chuyển hàng nguy hiểm không có người áp tải thì người vận tải phải xếp, dỡ hàng theo như hướng dẫn của người thuê dịch vụ vận tải.
  • Sau khi đã đưa hết hàng nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu trữ hàng nguy hiểm cần phải được làm sạch để không ảnh hưởng đến những hàng hóa khác theo như quy trình quy định.

Hy vọng bài viết trên của Alpha Express đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về hàng nguy hiểm là gì. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp và thương mại, quản lý và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đang trở thành một thách thức lớn đối với cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, nhờ vào các quy định và biện pháp an toàn cụ thể được pháp luật ban hành, chúng ta có thể quản lý, vận chuyển hàng nguy hiểm một cách an toàn.

0988 224 806
091 763 7588