Nhu cầu gửi hàng hóa sang nước ngoài luôn luôn rất cao. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng không biết nên lựa chọn hình thức vận chuyển quốc tế nào cho thích hợp. Hãy cùng Alpha Express tìm hiểu về ưu điểm và khuyết điểm của các hình thức vận chuyển quốc tế phổ biến nhất nhé!

Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường bộ (Roadways)

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cụ thể là bằng xe ô tô là phương thức vận chuyển phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Thế nhưng hình thức này lại không thực sự tối ưu trong vận chuyển hàng hóa sang nước ngoài. Bởi hình thức này phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý của quốc gia mà bạn muốn gửi hàng đến. Việc vận chuyển hàng hóa qua đường bộ có thể trở nên tốn nhiều chi phí và thời gian hơn khi phải đi qua các biên giới và cửa khẩu quốc tế.

Mặc dù không phổ biến như các phương thức vận chuyển đường hàng không, đường thủy và đường sắt trong vận chuyển quốc tế, nhưng đường bộ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các quốc gia và khu vực với nhau, thúc đẩy thương mại quốc tế.

Xem thêm:  Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Giá Rẻ, Uy Tín – Giá Sốc Đến Giảm 70%

Ưu điểm

  • Vận chuyển hàng hóa khá linh hoạt
  • Có thể chủ động trong việc lựa chọn tuyến đường, phương tiện, số lượng hàng hóa
  • Giữa các bên dễ dàng thỏa thuận, thống nhất được thời gian giao nhận hàng hóa
  • Vận chuyển hàng khoảng cách ngắn và trung bình rất hiệu quả
  • Không cần phải qua trung gian nếu như hàng hóa được chở thẳng từ kho người gửi đến thẳng kho của người nhận, tiết kiệm được chi phí nhất có thể

Nhược điểm

  • Thường phải mất thêm chi phí khác như: trạm thu phí, nhiên liệu, phà, cầu đường,…
  • Rủi ro tiềm ẩn trong trường hợp kẹt xe, tai nạn giao thông,.. ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa
  • Số lượng và kích thước hàng hóa hạn chế hơn những hình thức vận chuyển khác
  • Chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết
các hình thức vận chuyển quốc tế
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là phương thức vận chuyển phổ biến

Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường sắt (Railways)

Mặc dù đường sắt không phổ biến như đường biển hoặc hàng không trong vận chuyển quốc tế, nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận chuyển toàn cầu, đặc biệt là ở một số khu vực có hệ thống đường sắt phát triển. Đường sắt thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa đặc biệt như hàng hóa quý, hàng hóa nguy hiểm hoặc hàng hóa có kích thước lớn mà không thể vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển một cách hiệu quả. 

Một số liên minh đa quốc gia đã hợp tác để phát triển hệ thống vận chuyển quốc tế bằng đường sắt, tạo ra các tuyến đường sắt quan trọng kết nối giữa các khu vực kinh tế chính trên thế giới. Hiện tại có khoảng 120 quốc gia trên thế giới có hệ thống đường sắt. Tổng chiều dài đã hơn 2 triệu km. Những quốc gia có đường sắt phát triển nhất phải kể đến là Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Đức,… Vì vậy gửi hàng đến các quốc gia này cũng dễ dàng hơn.

Ưu điểm

  • Chi phí vận chuyển hàng hóa thấp, ít khi biến động
  • Khối lượng hàng hóa được vận chuyển lớn, vận chuyển được hàng hóa nặng đến những quốc gia xa
  • Ít chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, điều kiện thời tiết, kẹt xe, tai nạn, đường xá hư hỏng,…

Nhược điểm

  • Kém linh hoạt vì phải di chuyển trên tuyến đường ray cố định
  • Thường cần đến thêm vận chuyển đường bộ để hàng đến nơi mong muốn

Bài viết liên quan: Tổng Hợp Các Loại Phụ Phí Trong Xuất Nhập Khẩu

các hình thức vận chuyển quốc tế
Đường sắt thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa đặc biệt

Hình thức vận chuyển đường hàng không (Airways)

Trong các hình thức vận chuyển quốc tế thì vận chuyển hàng bằng đường hàng không giữ vai trò rất quan trọng và phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Các hãng hàng không sẽ cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm trên toàn thế giới. Các hãng hàng không thường hợp tác với các phương tiện khác như đường bộ và đường biển để tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa. Việc kết hợp này giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển.

Những chuyến bay dùng để chuyển phát hàng có thời gian vận chuyển rất ngắn, chỉ từ vài giờ đến vài ngày. Đường hàng không cũng được sử dụng để vận chuyển những hàng hóa đặc biệt như hàng hóa y tế, hàng hóa quý và hàng nguy hiểm.

Ưu điểm

  • Tốc độ vận chuyển hàng hóa cực kỳ nhanh, đảm bảo đúng thời hạn mong muốn
  • Có thể vận chuyển đến nhiều quốc gia trên thế giới
  • Hàng hóa được giữ an toàn ở mức độ cao nhất
  • Bảo hiểm vận chuyển rẻ hơn những phương thức khác vì ít rủi ro hơn
  • Giảm thiểu tối đa nguy cơ hàng hóa hư hỏng, bị mất cắp, đổ vỡ,…

Nhược điểm

  • Giá thành rất cao
  • Số lượng vận chuyển ít hơn những hình thức khác
  • Không thích hợp để vận chuyển hàng hóa giá trị thấp
  • Yêu cầu kiểm duyệt gắt gao, có nhiều quy định, tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt
  • Bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết
các hình thức vận chuyển quốc tế
Tốc độ vận chuyển hàng hóa đường hàng không cực kỳ nhanh

Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường thủy (Waterways)

Vận chuyển quốc tế bằng đường thủy là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa chính giữa các quốc gia và khu vực trên khắp thế giới. Khoảng 80% khối lượng hàng hóa quốc tế được vận chuyển bằng đường thủy. Phương thức này đặc biệt phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa lớn với khối lượng lớn. 

Các tàu container là phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa trên đường thủy. Các loại hàng hóa sẽ được đóng gói trong container để giúp quá trình vận chuyển trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Ngoài ra, còn có tàu chở hàng rời được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa không thể đóng gói trong container như vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu công nghiệp,… Đường thủy cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa lỏng như dầu, khí đốt và các loại chất lỏng khác. 

Ưu điểm

  • Có thể vận chuyển đa dạng những loại hàng hóa
  • Có thể chuyển hàng hóa có khối lượng, kích thước lớn hơn rất nhiều các phương thức khác
  • Giá thành khá thấp so với số lượng cần chuyển

Nhược điểm

  • Tốc độ vận chuyển hàng hóa tương đối thấp
  • Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, hàng hải,…
  • Cần phải kết hợp với vận chuyển đường bộ để giao hàng đến tận nơi
  • Khả năng rủi ro cao hơn vận chuyển bằng đường hàng không
các hình thức vận chuyển quốc tế
80% khối lượng hàng hóa quốc tế được vận chuyển bằng đường thủy

Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường ống (Pipeline Transport)

Vận chuyển quốc tế bằng đường ống là quá trình vận chuyển hàng hóa lỏng hoặc khí bằng hệ thống các ống dẫn dài. Đây thường là phương thức phổ biến dùng để vận chuyển dầu, khí đốt, nước và các chất lỏng khác qua các quốc gia khác nhau.

Hệ thống đường ống bao gồm các ống dẫn được xây dựng từ các vật liệu chịu được áp lực cao như thép nên có thể vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả và an toàn. Đường ống thường được xây dựng qua đất liền và dưới lòng biển để kết nối các cơ sở sản xuất và các điểm tiêu thụ trên khắp thế giới. 

Vận chuyển bằng đường ống cung cấp là phương thức hiệu quả để chuyển giao các nguồn năng lượng và các loại hàng hóa lỏng quan trọng trên toàn cầu. Mặc dù việc xây dựng và duy trì hệ thống đường ống khá tốn kém nhưng nó mang lại lợi ích lớn vì có thể vận chuyển khối lượng lớn và liên tục hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Nam Phi Nhanh Chóng, Giá Rẻ Của Alpha Express

Ưu điểm

  • Là hình thức vận chuyểnthích hợp nhất khi vận chuyển chất lỏng, khí đốt,… ở những khu vực có địa hình phức tạp
  • Hạn chế rủi ro tổn thất hay mất mát hàng hóa trong lúc vận chuyển

Nhược điểm

  • Chỉ có thể vận chuyển được những hàng hóa đặc thù
  • Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống đường ống phức tạp và rất tốn kém
  • Vận tốc vận chuyển khá chậm, chỉ khoảng 5 – 7 km/h
các hình thức vận chuyển quốc tế
Đường ống được dùng để vận chuyển dầu, khí đốt, nước và các chất lỏng khác

Trên đây là thông tin về các hình thức vận chuyển quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào số lượng hàng hóa cũng như khoảng cách địa lý mà bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức mà Alpha Express đã liệt kê để tối ưu hóa nhất chi phí cũng như gửi hàng theo đúng thời hạn mong muốn!

0988 224 806
091 763 7588