Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần gì? Nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2025 không? Đây là những thắc mắc của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người đang có ý định đi xuất khẩu sang Nhật. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng Alpha Express tìm hiểu ở bài viết sau.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là hình thức người lao động sang Nhật làm việc theo chương trình được ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hợp pháp cần phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là công ty phái cử hoặc Bộ LĐTB&XH.

xuat khau lao dong nhat ban - Những điều cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản
Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần gì?

Điều kiện cần có để xuất khẩu lao động Nhật Bản

Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây khi đăng ký tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật.

Về độ tuổi

Theo Điều 3 khoản 1 của Luật người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài (căn cứ theo Luật số 69/2020/QH14) quy định về độ tuổi đi xuất khẩu lao động là đủ 18 tuổi trở lên.

Đối với quy định của Nhật Bản thì độ tuổi lao động nước ngoài được phép tham gia tại đây là 18 – 35 tuổi kể cả nam và nữ. Tuy nhiên, thực tế điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật hầu hết được các chủ xí nghiệp thường áp dụng cho người lao động từ 18 – 30 tuổi do độ tuổi này phù hợp với các công việc khác nhau như:

  • 18 – 30 tuổi: Phù hợp với những công việc đòi hỏi thể lực tốt như: xây dựng, điện tử, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm,…
  • 30 – 35 tuổi: Phù hợp với công việc đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao như: may mặc, điều dưỡng, xây dựng,…
  • 35 – 40 tuổi: Có thể ứng tuyển vào ngành dệt may, xây dựng nếu người lao động có tay nghề cao.
  • Trên 40 tuổi: Có rất ít công việc hoặc gần như không có công việc tuyển lao động ở độ tuổi này.

Về bằng cấp

Để đủ điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải có bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên. Trong khi một số ngành công nghệ cao như: điện tử, ô tô, cơ khí,… sẽ yêu cầu người lao động tốt nghiệp cấp 3 trở lên.

xuat khau lao dong - Những điều cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản

>>> Xem thêm: gui hang tu vietnam sang nhat

Về ngoại hình

Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực làm việc sẽ có những yêu cầu khác nhau về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, nhìn chung người lao động chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về ngoại hình như: cân đối, không quá mập hay quá ốm. Nam từ 1m6 trở lên nặng 50kg, nữ từ 1m48 trở lên nặng 40kg.

Về ngôn ngữ

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì kỹ năng nói tiếng Nhật tốt là yếu tố quan trọng. Mặc dù không phải công việc nào cũng yêu cầu thành thạo nhưng bạn cần phải giao tiếp được cơ bản. Nhiều chương trình còn yêu cầu chứng chỉ tiếng Nhật như: JLPT 4 hoặc tương đương.

Kinh nghiệm làm việc

Một số ngành có thể yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan. Đối với ngành kỹ thuật hoặc chuyên môn, kinh nghiệm làm việc là yếu tố rất quan trọng.

Yêu cầu sức khỏe

Trước khi sang Nhật làm việc, người lao động bắt buộc kiểm tra sức khỏe. Chỉ những người lao động có sức khỏe tốt, không thuộc 1 trong 13 nhóm bệnh cấm xuất nhập cảnh sang Nhật đồng thời phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để làm việc ở nước ngoài từ cơ quan y tế của Việt Nam mới có thể tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Về chi phí

Chi phí tham gia chương trình xuất khẩu phụ thuộc vào thời gian đi của người lao động. Thường thì đơn tuyển 1 năm hoặc đơn đi làm việc ngoài trời sẽ rẻ hơn so với đơn đi 3 năm hoặc đơn tuyển làm việc nhà xưởng.

Điều kiện thị thực

Để có thể lưu trú và đủ điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản thì người lao động cần phải có visa. Thông thường việc xin visa sẽ được các công ty chuyển giao nhân lực thực hiện. Tuy nhiên, người lao động phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

  • Chưa từng tham gia bất kỳ một chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản nào.
  • Không thuộc các trường hợp cấm xuất nhập cảnh vào Nhật
  • Không mắc tiền án, tiền sự theo quy định pháp luật Việt Nam

Các bệnh không được đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Theo quy định, có 13 loại bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm:

  • Các bệnh về mắt: Quáng gà, viêm thần kinh thị giác, thoái hóa võng mạc, đục nhãn cầu, các bệnh về mắt cấp tính cần phải điều trị, sụp mi từ độ III trở lên, mắt có thị lực có kính 8/10.
  • Các bệnh cơ xương khớp: Loãng xương nặng, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, viêm cột sống dính khớp, cụt chi, viêm khớp dạng thấp.
    Bệnh về tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, suy mạch vành, người bị di chứng tai biến mạch máu não, viêm cơ tim, viêm tắc động mạch, người mang máy tạo nhịp tim,…
  • Bệnh về phổi: Lao phổi, xơ phổi, tràn dịch màng phổi, viêm dày dính màng phổi, tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính, khí phế thủng.
  • Bệnh về da liễu: Bệnh vảy nến, vảy rồng, các loại xăm trổ trên da, HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, bệnh hạ cam mềm, bệnh hệ thống tạo keo, bệnh phong trong thời gian còn điều trị và di chứng tàn tật độ 2, nấm sâu hoặc nấm hệ thống, bệnh lậu cấp và mạn tính, viêm da mu, viêm da mủ hoại tử.
  • Các bệnh về thận và tiết niệu: Suy thận, thận hư nhiễm, sỏi đường tiết niệu, viêm thận đa u thận, viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính.
  • Bệnh về nội tiết: U tuyến thượng thận, suy tuyến thượng thận, cường hoặc suy tuyến giáp, đái tháo đường.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: Viêm gan A-B-C, loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị, xơ gan, ung thư gan.
  • Bệnh về tâm thần: Hysteria, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và nghiện ma túy.
  • Bệnh về thần kinh: Liệt một hoặc nhiều chi, di chứng bại liệt, rối loạn vận động, u não, bệnh tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, thoát vị đĩa đệm cột sống, xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh u tuyến ức, Parkinson.
  • Bệnh liên quan đến sinh dục: Ung thư vú, u nang buồng trứng, ung thư dương vật và bàng quang, ung thư cổ tử cung, sa sinh dục.
  • Bệnh tai mũi họng: Viêm tai giữa chưa ổn định, ung thư vòm họng, viêm xoang, trĩ mũi
  • Bệnh về răng hàm mặt: Dị tật vùng hàm mặt, các bệnh u, nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn có thể quan tâm:

>> Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

>> Bảng giá cước gửi hàng đi Singapore

Có nên tham gia đơn tuyển lao động 1 năm không?

Hiện nay, khi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động sẽ có hai sự lựa chọn là ký hợp đồng lao động 1 năm hoặc 3 năm tại Nhật. Tùy theo nguyện vọng và điều kiện tài chính của bản thân người lao động có thể xem xét và lựa chọn đơn tuyển phù hợp dựa vào những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
Đơn tuyển 1 năm
  • Mức thu nhập cao có thể lên đến 45 triệu/tháng
  • Chi phí đi Nhật thấp (chỉ bằng ⅓ so với đơn tuyển 3 năm)
  • Chế độ đãi ngộ tốt
  • Điều kiện thi tuyển đơn giản, không yêu cầu kinh nghiệm làm việc
  • Thời gian đi Nhật ngắn, không cần lo lắng chi phí ăn ở, sinh hoạt.
  • Có ít ngành nghề lựa chọn
  • Thời gian làm việc ngắn
  • Không thể quay lại Nhật lần 2
  • Số tiền tích góp sau khi hoàn thành đơn tuyển xuất khẩu không nhiều
Đơn tuyển 3 năm
  • Đa dạng ngành nghề lựa chọn
  • Thời gian làm việc có thể lên đến 5 năm
  • Chế độ đãi ngộ tốt
  • Mức lương có thể từ 30 triệu trở lên
  • Có cơ hội quay lại Nhật bản làm việc lần 2 với các chương trình khác
  • Sau thời gian làm việc tích góp được một số tiền tương đối lớn
  • Nếu đi đơn tuyển kỹ sư có thể bảo lãnh vợ con sang Nhật làm việc, sinh sống
  • Chi phí cao hơn đơn tuyển 1 năm
  • Điều kiện thi tuyển yêu cầu cao hơn
  • Cần phải hòa nhập với môi trường sống tại đây nếu muốn làm việc và phát triển lâu dài.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp người đọc giải đáp được thắc mắc về điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hy vọng những thông tin trên của Alpha Express sẽ giúp bạn làm thủ tục làm việc tại Nhật Bản dễ dàng. Nếu có nhu cầu gửi quà hay hàng hóa sang nước ngoài, liên hệ ngay cho Alpha Express để được hướng dẫn cụ thể.

0988 224 806
091 763 7588