Bảo hiểm là thuật ngữ không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Sự khác nhau giữa các loại bảo hiểm chủ yếu về đối tượng được bảo hiểm trong từng hoàn cảnh. Vậy, bảo hiểm hàng hóa là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào trong vận chuyển thương mại quốc tế. Để giải đáp những thắc mắc trên hãy cùng Alpha Express theo dõi bài viết sau đây nhé!
Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một loại bảo hiểm được sử dụng để cam kết bảo vệ chủ sở hữu hoặc người vận chuyển hàng hóa khỏi rủi ro mất mát hoặc hỏng hóc trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Bảo hiểm này thường áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng các phương tiện như tàu biển, máy bay, xe tải, hoặc các phương tiện vận chuyển khác.
Bảo hiểm hàng hóa có thể bao gồm nhiều loại rủi ro, bao gồm mất mát hoặc hỏng hóc do tai nạn giao thông, thời tiết xấu, hỏa hoạn, sự cố trong quá trình nâng hạ hoặc vận chuyển, va chạm, hoặc các sự kiện khác có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Người mua bảo hiểm hàng hóa thường phải trả một khoản phí (gọi là phí bảo hiểm) để đảm bảo sự bảo vệ cho hàng hóa của họ. Khi xảy ra sự cố, người mua bảo hiểm có thể yêu cầu bồi thường từ công ty bảo hiểm theo điều kiện và điều khoản đã được thỏa thuận trước đó trong hợp đồng bảo hiểm.
Xem thêm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi New Zealand Giá Rẻ – Uy Tín – Nhanh (5-7 Ngày)
Bảo hiểm hàng hóa quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa trên khoảng cách xa, vì nó giúp giảm thiểu rủi ro tài chính liên quan đến mất mát hoặc hỏng hóc của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa không?
Quyết định có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ rủi ro, giá trị của hàng hóa, và tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một số lý do bạn nên mua bảo hiểm hàng hóa:
- Khi chẳng may hàng hóa có rủi ro thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ được đền bù thiệt hại về tài chính. Số tiền chi để bồi thường cho các công ty hàng năm rất lớn chiếm đến 60 – 80% doanh thu phí bảo hiểm
- Nhằm giảm rủi ro hàng hóa do tổn thất nhờ tăng cường bảo quản, kiểm tra đồng thời kết hợp thêm một số biện pháp nhằm phòng tránh và hạn chế tổn thất
- Đem lại lợi ích cho nền kinh tế, góp phần tiết kiệm, tăng doanh thu ngoại tệ cho nhà nước. Và khi các đơn vị đang kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng cũng sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh giữa bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Khi hàng hóa xảy ra rủi to thì các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với các đối tượng có liên quan
Điều kiện để tham gia vào bảo hiểm hàng hóa
Để có thể tham gia vào bảo hiểm hàng hóa bạn cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
Đối tượng tham gia bảo hiểm
- Là một vật thể, tài sản hay một quyền lợi nào đó dễ gặp rủi ro
- Được vận chuyển trong nước hoặc toàn cầu
Phạm vi bảo hiểm
- Bảo hiểm này sẽ có hiệu lực trong thời gian từ khi hàng hóa bắt đầu cho đến khi hàng được chuyển đến nơi người nhận
- Rủi ro hàng hóa xảy ra trong quá trình lưu kho tạm thời ở bất cứ địa điểm nào trong quá trình vận chuyển
- Rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển hay bưu điện
- Mở rộng phạm vi bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình lưu kho, di chuyển nội bộ
Những thông tin cung cấp để mua bảo hiểm hàng hóa
Để tham gia được bảo hiểm hàng hóa, các doanh nghiệp, cá nhân cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm những thông tin sau đây:
- Thông tin người và phương tiện: Tên người được hưởng bảo hiểm, tên của chủ phương tiện, phương tiện vận tải và số đăng ký của phương tiện vận tải đó
- Thông tin hàng hóa vận chuyển: Đây là quy định bắt buộc và doanh nghiệp cần phải khai báo chính xác cho công ty bảo hiểm về lô hàng của bạn gồm những thông tin như: tên hàng hóa, loại bao bì, quy cách đóng gói, trọng lượng, số lượng, giá trị hàng hóa,…
- Hành trình di chuyển của lô hàng: Gồm nơi đi – nơi đến và nơi chuyển tải nếu có. Thông tin ngày tháng đơn vị vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến. Những nội dung này sẽ được sử dụng để cơ quan bảo hiểm căn cứ vào để đánh giá xác suất xảy ra rủi ro có liên quan đến các vấn đề địa lý như: thời tiết, khí hậu, tình hình chính trị,… cũng như những vấn đề về điều kiện bảo quản và sự an toàn của hàng hóa.
Bài viết liên quan: Mã Bưu Chính Là Gì? Vai Trò Của Mã Bưu Chính Trong Vận Tải Ngày Nay
Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa sẽ được phân loại dựa theo 2 hình thức sau đây:
Bảo hiểm hàng hóa nội địa
Đối với bảo hiểm hàng hóa nội địa là có nghĩa đối tượng tham gia sẽ là hàng hóa được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam.
Những rủi ro bảo hiểm bảo vệ hàng hóa nội địa gồm:
- Hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai như: động đất, lũ lụt, bão,….
- Hàng hóa bị mất do cháy nổ trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho
- Hàng hóa bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp các vấn đề như tai nạn, mất tích trên đường đi.
- Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện không thể lưu thông
Phí bảo hiểm nội địa sẽ được tính như sau:
Phí bảo hiểm mà khách hàng nhận được = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm được tính theo % (phụ thuộc vào hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện và hình thức vận chuyển)
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Đây là hình thức bảo vệ hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các phương tiện đang hiện hữu như: đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường thủy trên toàn thế giới.
Một số rủi ro về hàng hóa được bảo vệ gồm:
- Phương tiện vận chuyển cháy nổ
- Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, trật bánh, lật úp
- Hư hỏng hàng hóa trong quá trình dỡ hàng ở cảng hoặc thuyền gặp nạn
- Tai nạn với các phương tiện khác
Hoặc một số tổn thất khác như:
- Ném hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển
- Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển mất tích
- Hàng hóa bị mất do cướp giật
- Thiệt hại do thiên tai, sóng thần
- Nước biển tràn vào phương tiện làm hư hàng hóa
Trong loại bảo hiểm này, phí bảo hiểm hàng hóa sẽ được tính như sau:
CIF = (C + F) / (1 – R)
I = CIF x R
Trong đó: I: phí bảo hiểm
C: Giá hàng
F: Giá cước phí vận chuyển
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường,..)
Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Mỹ Giá Rẻ, Uy Tín – Giá Sốc Đến Giảm 70%
Một số lưu ý khi tham gia bảo hiểm hàng hóa
Không phải bất cứ trường hợp nào công ty bảo hiểm cũng chịu trách nhiệm với hàng hóa bị hỏng, mất mát. Các công ty bảo hiểm hàng hóa sẽ không chi trả bảo hiểm ở những trường hợp sau đây:
- Hàng hóa không được trả đúng nơi được ghi trên đơn bảo hiểm
- Các hư hỏng, mất mát hoặc chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của hàng hóa
- Người mua bảo hiểm hàng hóa chưa thực hiện chi trả đầy đủ các chi phí trước khi rủi ro xảy ra
- Chiến tranh, nội chiến, chống phá cách mạng, đình công, hành động xấu hoặc cố ý có hành vi phạm pháp từ người mua bảo hiểm
- Hàng hóa chở quá tải hoặc xếp hàng sai quy định an toàn, phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn và không đủ giấy phép lưu hành.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc bảo hiểm hàng hóa là gì. Nếu như bạn còn có thắc mắc chưa được giải đáp, hãy liên hệ với Alpha Express để được hỗ trợ miễn phí nhé!